Nhắc đến sự sum vầy, đoàn viên của người Việt chắc hẳn ai cũng sẽ nhớ ngay đến Tết Nguyên Đán. Đây không chỉ đơn thuần là thời khắc chuyển giao của năm cũ sang năm mới mà còn là dịp để gia đình quây quần, sum họp. Bên cạnh đó, Tết Nguyên Đán còn là lễ hội truyền thống lớn của người Việt. Vậy nên, hãy cùng Greenbox tìm hiểu về nguồn gốc và lịch sử Tết Nguyên Đán của Việt Nam.
Tết Nguyên Đán hay còn được người Việt gọi với nhiều tên khác là Tết Ta, Tết Âm lịch hay một cái tên đơn giản là Tết. Đây là một lễ hội truyền thống ý nghĩa trên mảnh đất hình chữ S. Tết của Việt Nam được ảnh hưởng văn hóa Tết Âm lịch của người Trung Hoa và vùng văn hóa Đông Á. Trước những ngày Tết, mọi nhà thường sẽ có các ngày khác để sửa soạn như “Tết ông Công ông Táo” (ngày 23 tháng chạp tính theo Âm lịch).
Tết Nguyên Đán là một Lễ cổ truyền lớn của người Việt
Tết Nguyên Đán được tính theo âm lịch nên sẽ muộn hơn Tết Dương Lịch (hay còn gọi Tết Tây). Theo quy luật 3 năm sẽ có nhuận một tháng của âm lịch, ngày mồng một Tết sẽ thường không bao giờ diễn ra trước ngày 21 tháng 1 và sau ngày 19 tháng 2 tính theo dương lịch mà sẽ chỉ rơi vào khoảng giữa những khung ngày này.
Tết Nguyên Đán hằng năm thường diễn ra trong thời gian khoảng 7 đến 8 ngày cuối của năm cũ và 7 ngày đầu của năm mới.
Tết Nguyên Đán luôn đến sau Tết Dương lịch
Tết Nguyên Đán năm 2023 tính theo dương lịch sẽ được diễn ra vào ngày 22 tháng 2 năm 2023.
Một năm lo toan, bộn bề vất vả, điều mà hầu như ai cũng đều mong chờ là một cái Tết để sum vầy, đoàn viên, quây quần bên gia đình. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp chúng ta có thời gian để nghỉ ngơi, nhìn lại một năm đã đi qua, chào đón một năm mới với thật nhiều may mắn. Tết Nguyên Đán là một Tết cổ truyền có ý nghĩa rất to lớn với người Việt Nam. Tuy nhiên, chắc hẳn ít ai biết về nguồn gốc và lịch sử Tết Nguyên Đán.
Đi tìm nguồn gốc và lịch sử Tết Nguyên Đán của Việt Nam
Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán như thế nào cho đến thời điểm hiện tại vẫn là một vấn đề đang gặp nhiều tranh cãi. Mọi thông tin hầu hết đều cho rằng Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Trung Quốc và sau đó được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm Bắc thuộc. Nhưng theo sự tích "Bánh chưng bánh dày" thì người Việt đã bắt đầu ăn Tết từ thời vua Hùng, tức là có trước cả 1000 năm Bắc thuộc.
Nhìn chung, Tết Âm lịch của Việt Nam hay là của Trung Quốc đều có sự ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng mỗi nơi sẽ nét đặc trưng riêng biệt của từng quốc gia.
Tết Nguyên Đán là một ngày Tết ý nghĩa của người Việt. Mặc dù hiện tại, không thể phủ nhận rằng Tết của mỗi năm sẽ có sự thay đổi, khác biệt. Song chung quy về ý nghĩa, Tết Nguyên Đán là Tết của gia đình, Tết của mọi nhà. Hằng năm, cứ Tết đến theo phong tục mọi người dù làm ở bất kể đâu, làm bất cứ nghề gì, kể cả người con xa xứ vẫn luôn mong được sum họp cùng gia đình trong ba ngày Tết, được về khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên, về lại ngôi nhà, nơi mà chúng ta sinh ra, lớn lên từng ngày và mong được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời.
Tết là dịp sum họp, quây quần, sẻ chia và gắn kết
Tết cũng là dịp để mọi người bỏ qua những điều rủi, việc không may mắn của năm cũ. Năm mới gặp gỡ, chúc nhau cho nhau những điều hay, gia tăng tình cảm gắn kết trong gia đình, họ hàng. Cùng nhau thắp nén hương để tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên.
Tết chúc nhau những điều may mắn, cầu mong một năm bình an
Bên cạnh đó, mọi người còn xem đây là ngày “làm mới”, ngày để mọi người cầu mong vào một năm mới bình an, suôn sẻ, sung túc, thuận lời cả năm và quên đi những điều không may mắn trong năm cũ. Do vậy, vào dịp Tết, hầu như nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, mua sắm quà bánh, sửa sang, trang hoàng nhà cửa cho thật đẹp.
Như vậy là Greenbox đã thông tin đến bạn về nguồn gốc, lịch sử Tết Nguyên Đán một cách tổng quan. Cùng chia sẻ thêm những thông tin hữu ích về Tết Việt ở phần bình luận cho chúng mình nếu bạn biết nhé!